Khởi động sáng tạo - khơi nguồn cảm hứng & đam mê. Những giọt cafe Truyền Thống đem đến nguồn cảm xúc khởi đầu vô tận. Hương vị đậm đà thấm đượm lên từng thớ lưỡi, tạo sảng khoái cho những "tin thần sáng tạo" một cách hưng phấn nhất. Với hương tự nhiên thơm dịu, nhẹ nhàng, lượng cafein vừa đủ, cafe truyền thống là sự lựa chọn của bắt đầu nguồn cảm hứng.
Cafe trinh nữ
Cafe "Trinh nữ" {Xữ nữ}. Vị nhẹ nhàng, hương thơm nồng nàn quyến rũ của Cafe gắn liền với hình ảnh của "xữ nữ", biểu tượng của sự trong trắng, thuần khiết, trinh nguyên. Cho những đam mê, những nghệ thuật, những tin hoa của sáng tạo thêm sức hấp dẫn và càng thi vị hơn khi nguồn cảm hứng luôn được tràn trề. Sức mạnh Cafe Trinh Nữ cho Sự Quyết đoán quyết liệt và dứt khoát hơn, sự mạnh mẽ của từng giọt cà phê là nội lực trong chính con người bạn. Theo thần thoại Hy Lạp, trong “Thời đại vàng”, xữ nữ tượng trưng cho tất cả những gì thuần khiết, sang trọng và cao cả nhất của thế giới trần tục.
Cafe số 3
Cafe "thứ thiệt cho dân thứ thiệt " .Ở những thời đại Napoleon nếu như người ta thường ví von rằng "chỉ có những người mang tước vị danh giá của xã hội mới chiêm nghiệm đúng nghĩa của sự danh giá" và những giọt ‘’Cafe đúng nghĩa’’ của từ "danh giá" đấy cũng được ví von như cách mà những người dân tôn sùng đế chế. Cafe Số 3 sẽ là vị Cafe đồng hành với bạn đến với những hoài bảo, sự tôn sùng lý tưởng, phong cách và trí tuệ của "sự danh giá" mà bạn cho đó là lý tưởng.
Cafe ghiền
Chỉ những người nghiện cafe mới hiểu nổi những cảm giác ghiền cafe là thế nào. Xuất thân từ những con người thay bữa sáng bằng ly cafe, 301 thấu hiểuđược mong muốn của những người trong cuộc, một công thức mạnh xứng đáng để thuyết phục những tín đồ nghiện cafe cùng với quy trình sản xuất khép kính đưa chất lượng từng hạt cafe trở nên cao cấp và đủ mạnh đánh gục "dân nghiện" Và như thế chúng tôi thấu hiểu được giọt cà phê đích thực có ý nghĩa lớn lao như thế nào đối với cuộc sống tin thần và sáng tạo của họ.
Cafe chay
Ăn chay là để dưỡng pháp thiện, tăng can lành và là một cách để biểu hiện lòng trân trọng đối với sự sống, loại bỏ tham, sân, si, và giúp nuôi dưỡng tâm hồn. Nếu hương vị của những loại cà phê được tô điểm bởi những bí quyết thêm vài giọt nước mắm thì « cafe chay 301» được điều chế theo một công thức đặc biệt thuần khiết dành riêng cho những phật tử tâm nguyện. Những giọt cà phê nguyên chất thanh nhẹ không kém phần đậm đà đưa tâm hồn bạn vào một không gian thanh tịnh, nhẹ nhàng ...
Cafe Hương chồn
Cafe hương chồn hay cà phê phân chồn là tên một loại cà phê đặc biệt, một thứ đồ uống được xếp vào loại hiếm nhất trên thế giới Hương vị của Cà phê chồn do họ cầy hương ở Indonesia & Việt Nam, Philippines sản xuất ra tinh khiết hơn so với họ cầy hương ở các nước thế giới. Việc tìm hiểu cách thưởng thức Cafe Hương Chồn 301 tuyệt đỉnh cho thấy bạn “sành điệu” về cà phê và muốn tìm đến đỉnh cao của cảm xúc trong ẩm thực. Nếu bạn cảm nhận được đầy đủ những hương vị cafe Hương Chồn thì bạn đã đạt đến đỉnh của Cà Phê Chồn đích thực thực, mắt bạn sẽ sáng rực lên và cảm xúc của bạn được đánh thức hoàn toàn như cách mà bạn đang trãi nghiệm một trong những kinh nghiệm thú vị nhất trên đời. Điều đó thật xứng đáng, và đền đáp cho cái giá khá đắt mà người nông dân đã tận tâm chăm sóc, chăn nuôi con Chồn Hương suốt cả năm, cho người kỹ thuật viên 301 đam mê chế biến Cà Phê Chồn và nhất là cho bạn là người đã dành ra một số tiền không nhỏ để thưởng thức loại thức uống gọi là Huyền thoại.
Cafe và cuộc sống
Có một số nguyên tắc cơ bản về việc uống café – Thứ nhất, đó là “Đừng nên hâm nóng lại café. Bởi nếu hâm nóng lại thì café sẽ mất hết mùi vị và gây ra vị đắng. Uống không ngon và sẽ có mùi khét.”
Cuộc sống có lẽ cũng như vậy. Việc hâm nóng lại café cũng như việc suy nghĩ quá nhiều về quá khứ. Nhiều người đang sống trong hôm nay nhưng đầu óc thì vẫn luông trông ngóng về những thứ đã qua. Họ nuối tiếc, họ nhìn mãi về một mối tình đã xa hoặc nhớ nhung về một người nào đó mà quên mất đi rằng - những việc đó chỉ mang lại sự buồn chán và khó chịu thậm chí là gây ra sự đớn đau cho chính họ mà thôi. Quá khứ là những thứ qua rồi, đừng nên khơi nhắc lại mà hãy sống với thực tại thì hay hơn…
Tại sao không bắt đầu lại mọi thứ trong hôm nay khi mà thực tại là cơ hội của sự đổi mới? Hãy nắm bắt nó khi cơ hội vẫn còn. Không nên lãng phí thời gian mà hơn hết là hãy biết sử dụng nó để mọi thứ trở nên có ích hơn… Thay đổi mình, thay đổi khẩu vị, thay đổi một ly café và thưởng thức một mùi vị mới. Điều đó cũng nên lắm chứ khi mà mùi vị cũ - đã trở nên nhạt nhẽo đi nhiều rồi…
“Hãy rang café đúng cách. Nếu xay quá nhuyễn café sẽ trở nên quá đắng. Nếu xay quá thô café sẽ chỉ là nước loãng…”
Về nguyên tắc này cũng giống như việc đòi hỏi về sự quan tâm, săn sóc trong tình yêu vậy. Nó nhắc nhở ta nên biết cân nhắc và trân trọng với những gì mình đang có. Sự quan tâm quá mức đôi khi sẽ không đem lại một kết quả như ý mà thậm chí còn làm hư hỏng một tình yêu. Nhưng ngược lại, nếu thiếu vắng đi sự săn sóc, hay vì quá vô tâm và hời hợt thì tình cảm cũng sẽ trở nên khô khan và nhạt nhẽo. Mất dần đi vị ngọt rồi sớm muộn cũng trở thành thứ nước loãng mà thôi.
“Đừng cố sử dụng lại bã café – vì nó chỉ còn là vị đắng và sẽ có mùi khét khi pha.”
Nên dứt khoát trong việc tình cảm. Đừng nên cố gắng vớt vát với những thứ đã không thuộc về mình. Việc đừng sử dụng lại bã café cũng như việc không nên tìm gặp lại người yêu cũ. Sẽ chẳng thể đi đến một điều gì khi mà ta đứng này mà vẫn trông núi nọ. Tập trung và trân trọng với những gì mình đang có. Điều đó mới có thể tạo nên một hương vị café thực sự cũng như là một điều cốt yếu để tạo dựng một hạnh phúc cho bản thân.
Lời kết : Để có được một ly café ngon - người pha đòi hỏi phải có một kiến thức rộng rãi. Để có một tình yêu thật sự đẹp, không thể không đòi hỏi những sự vun vén của cả hai. Yêu như thế nào, cư xử và cách quan tâm ra sao, bên ly café cuộc sống đã nói lên rất nhiều. Thôi thì hãy để một sáng đẹp trời, qua nhà đón người mà mình yêu mến. Nhẹ nhàng ăn sáng, rồi nhẹ nhàng thưởng thức một ly café thật đậm đà và tươi mới. Không mùi khét, không vị đắng và chẳng còn loãng nhạt… Từ từ uống, từ từ tìm thưởng thứ...........
cafe truyền thống, cafe truyen thong
Làm thế nào để pha được một tách cà phê Chồn hoàn hảo?
Cafe sân thượng
Các cách thưởng thức cà phê trên thế giới
Bọt cà phê Caffé latte – kiểu cà phê sữa của Ý, một phần sữa nóng, một phần espresso (xem cà phê latte)
Cappuccino con panna – cappuccino dùng kem sữa đánh đặc thay vì sữa sủi bọt
Chocolaccino – cappuccino thêm sôcôla nghiền
Coretto – cà phê espresso với rượu mạnh, ví dụ như Coretto con Grappa, Coretto con Fernet ...
Espresso – cà phê cực đặc không có sữa hay đường, pha bằng cách cho nước dưới áp suất cao (9 đến 15 bar) đi qua bột cà phê xay cực mịn. Một tách (một phần) espresso khoảng 25 ml (xem cà phê espresso)
Lungo – espresso với lượng nước nhiều gấp đôi (xem espresso lungo)
Latte Macchiato – sữa ấm sủi bọt và rót cẩn thận espesso lungo vào (xem: latte macchiato)
Mischio – cà phê pha với cacao và kem sữa đánh đặc
Ristretto – espresso với lượng nước rất ít (15-20 ml thay vì 25 ml) (xem espresso ristretto)
Đức:
Eiskaffee – cà phê nguội thêm kem vani
Cà phê Ireland – mokka với whisky, kem sữa và đường (xem Irish coffee)
Kaffee Hag® – cà phê không chứa caffein (Hag là một nhãn hiệu)
Milchkaffee – cà phê pha qua giấy lọc, một nửa sữa, một nửa cà phê
Mokka – một loại cà phê đặc (xem cà phê mokka)
Pharisäer – cà phê đen với rượu rum, đường và kem sữa đánh đặc
Rüdesheimer Kaffee – cà phê pha với rượu brandy, kem sữa đánh đặc, đường vani, thêm vụn sôcôla
Schwaten hay Schwatten – cà phê loãng, cho thêm đường và 2 cl rượu mạnh làm từ ngũ cốc (tiếng Đức: Kornbrand) mỗi tách (đặc sản miền bắc Đức)
Kaffee kiểu Thổ – cà phê đặc để trong ấm nhỏ, kèm cả bã
Almkaffee – cà phê dùng với lòng đỏ trứng, rượu hoa quả và kem sữa
Biedermeier kiểu Áo – thêm rượu mơ và kem sữa
Großer Brauner – hai phần espresso với sữa, dùng tách lớn
Kleiner Brauner – một phần espresso với sữa, dùng tách nhỏ
Doppelmokka – hai phần cà phê đặc dùng với tách lớn chuyên để uống mokka
Einspänner – mokka đựng trong cốc có quai, thêm kem (có quai để người đánh xe ngựa vừa cầm roi vừa có thê uống được) (Wien)
Eiskaffee kiểu Anh – một phần ba cà phê, một phần ba kem, một phần ba kem sữa
Eiskaffee kiểu Áo – loại cà phê đặc bao gồm lòng đỏ trứng, cà phê và kem sữa đánh đặc
Fiaker – một cốc cà phê đen với nhiều đường, thêm một lượng rượu Slibowitz (rượu mạnh làm từ quả mận tía vùng Balkan) hoặc rum
Franziskaner – cà phê sữa loãng với kem sữa và sôcôla
Gebirgskaffee – cà phê với lòng đỏ trứng, rượu hoa quả mạnh và kem sữa
Gespritzter – cà phê đen với rum
Granita di Caffé – kem xay nhuyễn rồi rót cà phê đen có đường lên trên
Intermezzo – một lượng mokka nhỏ, thêm sôcôla nóng và "Creme de cacao", khuấy lên rồi thêm kem sữa đánh bông cùng vài miếng sôcôla
Cà phê latteKaffee Kirsch – cà phê với nước anh đào
Kaffee Obermeier – cà phê với màng sữa (Wien)
Kaffee Verkehrt – 2 phần sữa, một phần cà phê (Wien)
Kaisermelange – mokka với lòng đỏ trứng, thêm mật ong hoặc Cognac (Wien)
Kapuziner – cà phê đen với một lượng nhỏ sữa (Wien)
Katerkaffee – cà phê đen đặc, thêm đường, có mùi chanh
Konsul – cà phê đen thêm một ít kem sữa đánh đặc (Wien)
Kosakenkaffee – một lượng nhỏ mokka với rượu vang đỏ, wodka và nước đường
Maria Theresia – mokka với một lượng nhỏ rượu cam
Marghiloman – mokka với Cognac
Mazagran – cà phê lạnh, ngọt, thêm vài mẩu kem, rượu Maraschino hoặc Cognac
Melange – nửa cà phê, nửa sữa
Mokka gespritzt – mokka với cognac và rum
Piccolo – một lượng nhỏ cà phê đen, lắc đều
Großer Schwarzer (hay großer mokka) – kiểu Áo - hai phần espresso ko có sữa, dùng tách lớn
Kleiner Schwarzer (hay kleiner mokka) – kiểu Áo - một phần espresso ko có sữa, dùng tách nhỏ
Othello – sôcôla nóng với espresso
Sanca® – cà phê không có caffein (Sanca là một nhãn hiệu)
Schale(rl) Braun – nửa cà phê, nửa sữa
Schale(rl) Gold – cà phê sữa, loãng hơn Schale(rl) Braun (Wien)
Separee – Cà phê và sữa được dùng riêng
Sperbertürke – kiểu cà phê Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng nặng gấp đôi, thêm đường
Türkischer Kaffee passiert – cà phê Thổ Nhĩ Kỳ, để nguyên bã
Überstürzte Neumann – kem sữa đặc được phết lên bề mặt một cái bát, được "hỗ trợ" thêm cà phê nóng
Kaffee kiểu Hungary – cà phê đặc có đường, thêm đá, sau đó thêm kem sữa lạnh và dùng trong ly
Verlängerter – một lượng nhỏ cà phê đen pha thêm nhiều nước (Wien) hoặc espresso thêm nhiều nước
Weißer mit Haut – cà phê sữa loãng thêm sữa nóng
Zarenkaffee – espresso đặc, phía trên là lòng đỏ trứng đánh bông, thêm đường (loại cà phê yêu thích của các sa hoàng)
Thụy Sĩ:
Canard – cà phê với Marc (rượu mạnh làm từ nho): cho vào miệng một viên đường nhúng rượu, sau đó nhấp tách cà phê pha rượu và kem sữa
Kaffee crème – cà phê với kem sữa
Kaffee Melange – cà phê với kem sữa đánh đặc, thường thì kem sữa được phục vụ riêng trong một tách nhỏ
Luzerner Kafi – cà phê loãng có màu trà, pha thêm Träsch (một loại rượu mạnh của Thuỵ Sĩ, làm từ quả lê, thỉnh thoảng có thêm táo)
Schale – cà phê sữa
Pháp:
Café au lait – một loại cappucino đặc với một ít bọt sữa (xem cà phê au lait)
Café Brulot – Cognac pha đường và cà phê
Café Crème – cà phê với kem sữa hoặc sữa đánh bông
Café Filtre – cà phê pha phin, loãng hơn espresso đôi chút
Café natur – cà phê đen
Café Royal – giống Café Brulot
Tây Ban Nha:
Cà phê espressoTừ "cà phê" ở Tây Ban Nha thường dùng để chỉ loại cà phê espresso.Café solo – đen
Cortado – thêm sữa đặc có đường (señorita) và một lượng nhỏ sữa hay bọt sữa, thường dùng tách, thỉnh thoảng dùng ly (xem Cortado)
Café con leche – cà phê sữa, một nửa cà phê, một nửa sữa (thường được đánh bông)
Café americano – cà phê phin, cũng để chỉ loại café solo pha loãng
Café con hielo – một ly đựng đá viên, sau đó thêm đường, cuối cùng là rót cà phê vào
Carajillo – thêm một ít rượu mùi, brandy hay rum. Cách làm: Đường được khuấy trong một ly với rượu, sau đó đốt lên rồi rót cà phê pha đậm (cà phê espresso) vào. Hạt cà phê và một miếng vỏ chanh được cho vào ly để trang trí.
Bồ Đào Nha:
Bica – cà phê đen, đặc, dùng tách nhỏ
Pingo (Bica Pingada) – Bica thêm một ít sữa
Galão – cà phê sữa Bồ Đào Nha, dùng ly
Hy Lạp:
Griechischer Kaffee – cà phê đặc được nấu 2 hoặc 3 lần, giống như loại cà phê Thổ Nhĩ Kỳ
Café frappé – cà phê tan, thêm đá
Mỹ:
Iced coffee – cà phê đặc, nóng, thêm đường được rót vào một ly đựng đá
Nam Mỹ:
Caffè Americano – espresso thêm nước nóng và spirituose (tên chung của các loại rượu trên 20% cồn như vodka, gin, rum, tequila, cachaca..)
Việt Nam:
Cà phê trứng - có hai loại:
Đập một quả trứng sống vào một tách cà phê nóng, thêm đường, có hoặc không có sữa;
Lòng đỏ trứng được đánh bông thành kem, phía dưới có một lượng nhỏ cà phê đen.
Đen nóng hoặc sữa nóng: cà phê pha phin, thêm đường hoặc sữa, thường uống trong ngày lạnh
Đen đá hoặc sữa đá: cà phê pha phin, thêm đá, đường hoặc sữa đặc có đường, khuấy đều, uống trong ngày nóng.
Cần chú ý cách dùng cà phê của các miền khác nhau trên cả nước:
Miền Nam và miền Bắc: Thường cà phê được bọc trong vải và nấu trong nồi, uống với rất nhiều đá, nên rất loãng, mang tính chất giải khát nên uống được nhiều lần trong ngày.
Miền Trung: Cà phê được bỏ vào phin, ró ít nước sôi vào cho cà phê nở ra rồi đè nắp có lổ nhỏ xuống, xong rót nước sôi vào. Nước cà phê được chảy xuống rất chậm và đậm đặc, thường uống với rất ít đá nên mang tính chất kích thích nhiều hơn giải khát, chủ yếu uống vào buối sáng. Vì vậy, khi uống người ta thường nói chuyện và ngắm cảnh, ít khi uống ở nhà.
Cà phê Hương Chồn (hay gọi theo tiếng Indonesia là Kopi Luwak) từng có mặt ở Việt Nam từ những năm đầu khi người Pháp thế kỷ 20 và mất đi cùng với việc loài chồn hay ăn hạt cà phê ở Tây Nguyên gần như tuyệt chủng do bị săn bắt tràn lan.